Củ Chi - Tiềm năng và phát triển
1. Củ Chi được đầu tư phát triển triển đồng bộ về hạ tầng
Ngoài việc đầu tư vào việc nâng cấp mở mới các tuyến đường liên Xã liên, Huyện tại Củ Chi thì UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt một số các dự án quan trọng nhằm thúc đầy kinh tế của Củ Chi, điển hình nhất là triển khai tuyến đường Xuyên Á và vành Đai 3.
a. Đường Xuyên Á
Tuyến Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) qua địa phận Củ Chi TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là tuyến giao thông huyết mạch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng trọng điểm phía Nam. Nó giúp cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa qua lại từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ và từ TP.HCM đi Tây Ninh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia, các nước khu vực ASEAN.
Quy mô dự án đường Xuyên Á:
Mở rộng mặt cắt ngang tuyến đường với quy mô 120m kết hợp bố trí đường trên cao có chiều rộng 17,50m cho 4 làn xe và phần đường chính bố trí thêm đường dành riêng cho xe buýt, tim tuyến đường trên cao đi theo tim đường hiện hữu.
Bố trí nút giao:
- Nút giao khác mức liên thông: bố trí tại các điểm giao cắt giữa tuyến dự án với các tuyến quốc lộ, đường vành đai thành phố;
- Các nút giao còn lại: giao khác mức không liên thông (đường trên cao đi vượt trên đường ngang).
b. Đường vành Đai 3 giai đoạn 3
Dự án đường vành đai 3 có tổng chiều dài gần 97,7 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và TPHCM (đường vành đai TPHCM
- Đoạn 2: Đoạn nối Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác
- Đoạn 3: Đoạn nối quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và Củ Chi TP.HCM.
- Đoạn 4: Đoạn nối Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.
Lộ trình tuyến Vành Đai 3 (Đồng Nai - Bình Dương - Củ Chi - Long An)
2. Xây dựng hàng loạt Trường học và khu công nghiệp
Ngoài việc được đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống… thì bên cạnh đó, trong thời gian sắp tới tại địa phận huyện Củ Chi còn được đầu tư thêm 6 trường học và 9 Khu Công Nghiệp có quy mô lớn như sau:
Trường Cao Đẳng - Đại Học
- Khu viên - Trường ngành bệnh viện Thành phố, thuộc xã Phước Hiệp, diện tích 100ha
- Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng (chi nhánh), thuộc xã Phú Hoà Đông, diện tích 30ha
- Trường đại học Hồng Bàng, thuộc xã Phú Hoà Đông, tổng diện tích 40ha
- Trường đại học Công nghệ thông tin - Gia Định, thuộc xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An và một phần Thị trấn Củ Chi, có diện tích 20 ha
- Trường đại học Dân lập Củ Chi, thuộc xã An Nhơn Tây diện tích 20ha
- Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi - GĐ 2, thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ, tổng diện tích 169,80ha
Khu Công Nghiệp
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung, thuộc xã Tân Phú Trung, Tổng diện tích 610ha
- Cụm công nghiệp Tân Quy, thuộc xã Tân Thạnh Đông, Trung An, quy mô 150ha
- Cụm công nghiệp cơ khí ô tô thành phố, thuộc xã Tân Thạnh Đông, Hoà Phú, tổng diện tích 110ha
- Cụm công nghiệp Bàu Trăn, thuộc xã Nhuận Đức, quy mô: 300ha
- Cụm công nghiệp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, quy mô 122ha
- Cụm công nghiệp xã Thái Mỹ, thuộc xã Thái Mỹ (giáp khu công nghiệp Trảng Bàng - Tây Ninh) quy mô: 200ha
- Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội, nằm tại xã Phạm Văn Cội có quy mô 300ha
- Khu công nghiệp công nghệ cao, thuộc xã Phạm Văn Cội, quy mô: 90ha
- Cụm công nghiệp chuyên ngành dược, thuộc xã Phước Hiệp có quy mô 100ha
Được đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm như vậy nên Củ Chi sẽ có tiềm năng để phát triền thành Khu Đô Thị vệ tinh của TP.HCM. Sau khi các tuyến đường trên đi vào hoạt động thì việc di chuyển từ Củ Chi đi các tỉnh khác sẽ trở nên vô cùng thuận tiện. Việc này sẽ khiến cho giá trị đất nền Củ Chi gia tăng theo cấp số nhân.